Mô hình cầu Phước Khánh có độ tĩnh không lớn nhất cả nước sắp được xây dựng. |
Cầu rộng 21,7m cho bốn làn xe, trong giai đoạn 1 cho xe chạy với vận tốc 80 km/giờ và giai đoạn hoàn chỉnh cho xe chạy với tốc độ 100 km/giờ. Vốn xây dựng cầu là 3,9 tỷ yen Nhật và hơn 2.844 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Sumitomo Mitsui- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Liên danh Sumitomo - Cienco4) vừa ký kết hợp đồng Gói thầu xây lắp J3 cầu Phước Khánh thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (hợp phần do JICA tài trợ).
Cầu Phước Khánh có tổng chiều dài là 3,1 km; gồm cầu Phước Khánh qua sông Lòng Tàu và cầu cạn qua huyện Cần Giờ, TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Phối cảnh cây cầu Phước Khánh cao nhất nước hiện nay.
Cầu rộng 21,7m cho bốn làn xe, trong giai đoạn 1 cho xe chạy với vận tốc 80 km/giờ và giai đoạn hoàn chỉnh cho xe chạy với tốc độ 100 km/giờ. Vốn xây dựng cầu là 3,9 tỷ yen Nhật và hơn 2.844 tỷ đồng.
Cầu Phước Khánh được thiết kế là loại cầu dây văng và là cầu dây văng thứ 2 và có tĩnh không 55 mét (tương đương với cầu Bình Khánh, nối huyện Nhà Bè - huyện Cần Giờ, dự kiến tháng 7/2015 thi công), cho luồng hàng hải tàu biển vào cập cảng TP. HCM, là cầu cao nhất nước hiện nay. Dự kiến công trình thi công trong tháng 8/2015 và hoàn thành sau 42 tháng.
Công trình cầu Phước Khánh thuộc gói thầu xây lắp J3 Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Dự án có chiều dài 57,1km, đi qua các tỉnh Long An: 2,7km (huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc); TP. Hồ Chí Minh: 26,4km (huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ) và tỉnh Đồng Nai: 28km (huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành).
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h cùng 16 hạng mục cầu, 6 nút giao trong giai đoạn I và 2 nút giao trong giai đoạn II, các cống hộp dân sinh, cống thoát nước và các công trình ngầm, hệ thống ITS toàn tuyến.
Do dự án qua vùng địa chất phức tạp nên dự án có 20,1km cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cầu lớn có kết cấu dây văng là cầu Bình Khánh và cầu Phước Khánh với khổ tĩnh không thông thuyền cao 55m, chiều dài nhịp chính tương ứng là 375m và 300m.
Tổng mức đầu tư (Giai đoạn I) là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD), trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách nhà nước là 337 triệu USD.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Nam Bộ; khai thác thế mạnh và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và tỉnh Đồng Nai.
Dự án hoàn thành giúp cho giao thông liên vùng phía Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP. Hồ Chí Minh, nối trực tiếp với mạng đường cao tốc - quốc lộ, với hệ thống cảng biển Hiệp Phước, Thị Vải - Cái Mép và với Sân bay quốc tế Long Thành.
Dự án góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, giảm thiểu tai nạn giao thông; rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa; rút ngắn hành trình từ tỉnh Long An đến TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp do các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại các tỉnh phía Nam.
Bên cạnh đó, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ kết nối với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu (dự kiến) tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
Theo Vạn Xuân
VnMedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét